SK Telecom tung Galaxy S25 giá 5 triệu để giữ khách khi phải đối mặt với làn sóng rời mạng sau sự cố hack thẻ SIM
Ngày 28-4, theo thông tin từ ngành viễn thông Hàn Quốc, SK Telecom (nhà mạng có số lượng thuê bao lớn nhất trong nước) đang ghi nhận tốc độ rời mạng tăng mạnh sau sự cố lộ thông tin USIM của khách hàng.

Cụ thể, chỉ riêng ngày 26-4, đã có 1665 thuê bao SKT chuyển sang các nhà mạng khác. Trong đó, 1280 người chuyển sang KT và 385 người chuyển sang LG Uplus. Nếu tính cả số lượng thuê bao chuyển sang các nhà mạng giá rẻ (알뜰폰), con số thực tế dự kiến còn cao hơn. Trước đây, SKT vốn có xu hướng sụt giảm thuê bao nhẹ theo thời gian do thị trường bão hòa. Tuy nhiên, lượng thuê bao rời mạng hiếm khi vượt quá 200 người/ngày. Việc ghi nhận hơn 1000 người rời mạng chỉ trong một ngày cho thấy rõ tác động trực tiếp từ sự cố hack dữ liệu USIM.
Cùng ngày, SKT bắt đầu triển khai dịch vụ đổi USIM miễn phí trên toàn quốc nhằm trấn an khách hàng. Tuy vậy, số lượng người yêu cầu chuyển mạng tăng đột biến đã dẫn đến tình trạng nghẽn hệ thống. Trên các diễn đàn mạng, xuất hiện tin đồn rằng hệ thống xác nhận chuyển mạng của SKT bị lỗi và ngưng hoạt động. SKT ngay lập tức phủ nhận thông tin này, cho biết không có lỗi hệ thống, nhưng thừa nhận tổng đài chăm sóc khách hàng đang quá tải vì lượng cuộc gọi yêu cầu đổi USIM và chuyển mạng tăng đột ngột.
Để ngăn chặn đà sụt giảm, SKT đã triển khai các chương trình hỗ trợ mạnh tay. Theo giới kinh doanh di động, khách hàng từ nhà mạng khác chuyển sang SKT hiện có thể mua Galaxy S25, mẫu flagship mới nhất của Samsung với giá chỉ khoảng 5 vạn won (gần 5 triệu đồng), hoàn tất thanh toán trong một lần. Một số cửa hàng còn quảng cáo Galaxy S25 dưới dạng “điện thoại miễn phí” để thúc đẩy việc chuyển mạng. Ngoài ra, đã xuất hiện chỉ đạo nội bộ yêu cầu các đại lý ưu tiên sử dụng thẻ SIM mới cho khách hàng mở số mới thay vì phục vụ khách hàng đến đổi SIM, dẫn đến làn sóng phàn nàn trong cộng đồng người dùng SKT.

Trước những phản ánh về tình trạng "trợ giá quá mức" và việc phân bổ thẻ SIM bất hợp lý, Ủy ban Phát thanh và Truyền hình Hàn Quốc (방송통신위원회) cho biết sẽ tiến hành kiểm tra. Cơ quan này khẳng định Luật Cải cách cơ cấu phân phối điện thoại di động (단통법) vẫn còn hiệu lực cho đến cuối tháng 7 và sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện vi phạm.
Bình luận 0

Tin tức
Người Việt vi phạm pháp luật tại Hàn Quốc: Báo động từ những con số và hệ lụy

Chuyện chính trị và người trẻ

Phanh phui đường dây đưa hơn 100 người Việt nhập cảnh trái phép vào Hàn Quốc dưới danh nghĩa thủy thủ

Học sinh lớp 12 hành hung giáo viên sau khi bị nhắc nhở không chơi game trong lớp

Tài xế taxi giả hiện trường khách làm bẩn xe để lừa đảo tống tiền hơn 1,5 tỷ won

Người dân Seoul cho rằng từ 70 tuổi mới được xem là người cao tuổi

Chính phủ chính thức áp dụng xử phạt với người không khai báo hợp đồng thuê nhà từ tháng 6 sau 4 năm áp dụng thử

THÔNG BÁO ĐĂNG KÝ GIAN HÀNG THAM GIA 'LỄ HỘI VĂN HÓA THẾ GIỚI HWA-SEONG' – KỶ NIỆM NGÀY NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LẦN THỨ 18

Cơn bão sa thải quét sạch tầng lớp trung niên Hàn Quốc

Cơ trưởng và cơ phó Korean Air xô xát tại Úc vì tranh cãi chính trị và động thái của hãng hàng không

Hé lộ bản ghi âm 4 phút 7 giây định mệnh trước thảm kịch hàng không Hàn Quốc

Mưu Sát Cha Ngay Trước Mặt Cảnh Sát Vì... Chó Cưng, Cô Gái 9X Lãnh Án Tù

Hàn Quốc tuyên bố không liên minh với Trung và Nhật để đối đầu Mỹ mà lựa chọn con đường này

"Pháo đài" ủng hộ ông Trump xuất hiện rạn nứt vì đòn thuế mới?

Đá chọi đá, Trung Quốc hé lộ “6 biện pháp trả đũa” thương mại Mỹ bao gồm kiểm soát ma túy & phản ứng của Nhật và Đài Loan
